Nguồn gốc đông trùng hạ thảo, phân loại, tác dụng

Từ lâu đông trùng hạ thảo được xem như là một “tiên dược” quý trong nền y học cổ truyền Trung Quốc. Hiện nay, nền y học Việt Nam cũng sử dụng đông trùng hạ thảo để chữa bệnh và hỗ trợ điều trị cho nhiều căn bệnh khác nhau. Hãy cùng chuyên mục Mẹo vào bếp tìm hiểu rõ hơn về đông trùng hạ thảo là gì, có bao nhiêu loại? Tác dụng của đông trùng hạ thảo cũng như cách sử dụng, nơi mua và giá bán nhé!

1Đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo là một loài thảo dược quý và đặc biệt, bởi chúng được xem như là “con lai” giữa động vật và thực vật. Thực chất, đông trùng hạ thảo là sự kết hợp giữa sâu non (ấu trùng bướm) của loài Thitarodes và loài nấm ký sinh Cordyceps sinensis.

đông trùng hạ thảo là sự kết hợp giữa sâu non và loài nấm ký sinh

Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo

Vào mùa đông, loài bướm này đẻ trứng, trứng nở thành các ấu trùng sâu non, chúng vùi mình vào những vùng đất tơi xốp để bắt đầu tìm chỗ ngủ đông.

Khi ấu trùng ăn phải bào tử nấm hoặc nhiễm nấm qua các lỗ thở, nấm sẽ sinh sôi mạnh mẽ, bắt đầu xâm chiếm các mô tế bào, ăn hết chất dinh dưỡng bên trong cơ thể ấu trùng và làm chết sâu non.

Khi mùa hè tới, nấm bắt đầu mọc ra khỏi thân sâu, dần phát triển thành hình dạng cây nấm và phát tán các bào tử nấm để chuẩn bị cho cuộc đi săn ấu trùng vào mùa đông tới.

Tên gọi Đông trùng có nghĩa là những con sâu sống vào mùa đông, còn Hạ thảo là loài cây cỏ phát triển vào mùa hè, chỉ sự biến chuyển từ hình thái động vật sang thực vật của loài nấm dược liệu này.

Hình dạng bên ngoài khi đông trùng hạ thảo còn tươi trông giống như những con sâu, đuôi sâu là một cành nhỏ có lá. Phần “lá” được tạo thành do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non, nhìn giống như ngón tay dài từ 4 – 11cm. Mặt khác, đầu sâu non dài chừng 3 – 5cm, giống như con tằm.

đông trùng hạ thảo vào mùa hè

Khi đông trùng hạ thảo được sấy khô sẽ có màu vàng nâu, vàng sậm hoặc màu cà phê tùy thuộc vào phương pháp phơi sấy. Chúng có mùi tanh như mùi cá biển, vị đắng nhẹ, nếu đốt lên thì có mùi thơm dìu dịu.

Trong tự nhiên, đông trùng hạ thảo được tìm thấy trên những ngọn núi cao 4.000 – 5.000m ở Tây Tạng, Trung Quốc, Bhutan và đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền Trung Hoa và Tây Tạng như một loại dược liệu quý.

Tuy nhiên, do giá trị kinh tế mà đông trùng hạ thảo mang lại rất cao khiến các hoạt động khai thác tràn lan, không có kế hoạch làm cho loài nấm này đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam, người ta đã áp dụng thành công những phương pháp nuôi cấy đông trùng hạ thảo.

Xem thêm: thiết kế web

Quá trình sản xuất chỉ mất khoảng 3 tháng để cho ra những sản phẩm đông trùng hạ thảo nhân tạo có công dụng đạt 70 – 80% so với sản phẩm tự nhiên và giá thành thấp hơn rất nhiều.

Vì vậy, đông trùng hạ thảo nhân tạo trở thành một mặt hàng được rất nhiều khách hàng ưa chuộng, tin dùng và thường được làm món quà biếu sang trọng hoặc thực phẩm bồi bổ sức khỏe hiệu quả.

đông trùng hạ thảo được sấy khô sẽ có màu vàng nâu

2Các loại đông trùng hạ thảo

Theo xuất xứ

Tự nhiên: Đông trùng hạ thảo tại vùng cao nguyên Tây Tạng là một trong những dòng sản phẩm giá trị, quý hiếm và chất lượng nhất.

Nhân tạo: Các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… đều thành công trong việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo trên cơ thể ấu trùng nhộng tằm hoặc trên các vật chủ khác như hỗn hợp đậu xanh, vỏ trứng, gạo lứt và nhộng tằm xay nhỏ.

Theo trạng thái

Dạng tươi (nguyên con): Là đông trùng hạ thảo tươi, bảo toàn hình dạng tự nhiên kí sinh trên vật chủ, mới được khai thác trong vòng 1 tháng trở lại, hàm lượng dinh dưỡng và hoạt tính sinh học được giữ tối đa. Tuy nhiên, dạng nguyên con cần được bảo quản ở nhiệt độ -50 độ C.

Dạng khô: Hơi nước trong đông trùng hạ thảo tươi sẽ được bay hơi thông qua phương pháp sấy đối lưu hoặc sấy lạnh, sao cho độ ẩm cuối còn lại là 5%. Việc sấy khô giúp đông trùng hạ thảo có thể vận chuyển đi nhiều nơi, giữ được lâu và sử dụng thuận tiện hơn.

đông trùng hạ thảo khô

Leave Comments

0934 04 22 23
0901357997